The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

Đề án mới giáo dục Việt Nam theo hướng tương thích với chuẩn quốc tế

Post by: webams | 13/01/2016 | 3897 reads
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng tương thích với các hệ thống giáo dục trên thế giới.

Những ngày qua, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Trong bối cảnh, ngành giáo dục có nhiều vấn đề tạo nên các ý kiến trái chiều trong dư luận, Đề án càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Đổi mới phương pháp giáo dục luôn được là bài toán được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tải áp lực cho học sinh, đồng thời giảm bớt những nỗi lo âu, vất vả về kinh tế của các gia đình.

Theo Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về cơ bản không có thay đổi. Toàn bộ 9 năm từ bậc tiểu học đến hết trung học cơ sở có nội dung chương trình đồng nhất, học sinh học kiến thức cơ bản của các lĩnh vực.

Điểm mới nằm ở cấp THPT. Ở cấp THPT, học sinh có quyền chọn 1 trong 3 luồng: Định hướng chung có tính hàn lâm, khoa học; Định hướng kỹ thuật, công nghệ; Định hướng năng khiếu nghệ thuật, thể thao. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để học sinh bồi dưỡng kiến thức cho nghề nghiệp trong tương lai.

Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học không thay đổi về tên các trình độ.

Riêng trung cấp được quy định thành 3 năm.

Bậc đại học được phân thành 3 luồng chính: Định hướng nghiên cứu; định hướng ứng dụng; định hướng thực hành. Thời gian đào tạo cũng có thay đổi, đại học được đề xuất thời gian đào tạo từ 3-4 năm thay vì 4-6 năm như hiện nay.

Việc đào tạo Tiến sĩ trước đây là 2-4 năm nhưng không có trường hợp nào 2 năm đã hoàn thiện nên Đề án quy định đào tạo 3-4 năm”.

Điểm nổi bật của Đề án còn là việc xây dựng các cấp học, bậc học được tương thích với chuẩn quốc tế, phân loại theo chương trình giáo dục của UNESCO và có sự liên thông rõ ràng giữa bậc học này với bậc học khác.

Điều này sẽ giúp giáo dục Việt Nam có tính liên tục trong hệ thống và gần hơn với chuẩn mực giáo dục quốc tế, từ đó khắc phục tình trạng bằng cấp một số bậc học ở Việt Nam chưa được nhiều quốc gia công nhận như hiện nay.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Việc xây dựng Đề án được thực hiện trên cơ sở kế thừa hệ thống giáo dục hiện nay nên quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra phù hợp.

Hơn nữa, Bộ GD&ĐT còn tham khảo xu hướng giáo dục quốc tế để giáo dục của Việt Nam tương thích với chuẩn quốc tế, tức với các hệ thống giáo dục khác trên thế giới, đảm bảo tính liên thông trong hệ thống của chúng ta và đảm bảo tính liên thông của giáo dục Việt Nam so với giáo dục quốc tế.

Theo VTV