The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

Hội thảo các nhà khoa học trẻ Apec lần thứ 3

Post by: admin | 20/05/2011 | 4047 reads

Hội thảo các nhà khoa học trẻ các nước APEC lần thứ 3 (The 3rd APEC Future Scientist Conference - AFSC) được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 4 năm 2011 bởi Trung tâm bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ các nước APEC (APEC Mentoring Center for the Gifted in Science-AMGS) và Đại Học quốc gia Đài Loan (National Taiwan University - NTU).

Hội thảo các nhà khoa học trẻ các nước APEC lần thứ 3 (The 3rd APEC Future Scientist Conference - AFSC) được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 4 năm 2011 bởi Trung tâm bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ các nước APEC (APEC Mentoring Center for the Gifted in Science-AMGS) và Đại Học quốc gia Đài Loan (National Taiwan University - NTU). Hội thảo nhằm bồi dưỡng các học sinh trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ xanh, đồng thời xây dựng một mạng lưới làm việc tích cực giữa học sinh và các nhà khoa học. Sự kiện lần này có sự tham gia của 14 nền kinh tế APEC, bao gồm cả Hoa Kì, Australia, Hồng Kông, và Singapore,…

Trong buổi lễ chào mừng, học sinh có dịp được nghe những lời chúc mừng và phát biểu của đại diện ban tổ chức là Prof. Sang Chun Lee, chủ tịch AMGS, và Prof. Chao-Ming Fu, giáo sư khoa Vật lí tại NTU. Đặc biệt, buổi lễ còn có bài thuyết trình “Dance with the typhoon” của Prof. Chun-chieh Wu, một trong những người đầu tiên trên thế giới bay vào tâm bão để tìm hiều các thông số khi ông còn là một nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ Massachussett (MIT), và hiện nay là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết.

Ngay sau buổi lễ là cuộc thi thuyết trình (Poster Presentation). Mỗi đội thuyết trình về một Poster đã được chuẩn bị từ trước về một đề tài nghiên cứu và được các thành viên trong hội đồng chấm điểm.

Ngày thứ hai, đoàn đến thăm Tzu-Chi (Eco) Foundation, một tổ chức nhân đạo và môi trường được sáng lập bởi Dharma Master Cheng Yen tại Đài Loan và hiện nay tổ chức đã hoạt động tại 47 quốc gia và có 320 trụ sở trên toàn thế giới. Tại đây, các học sinh đã được đi thăm các cơ sở tái chế và sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường đơn giản, và được thưởng thức một bữa ăn chay tuyệt hảo!

Tiếp đó, đoàn còn tiếp tục đến thăm Bào Tàng Tưởng Giới Thạch tại thủ đô Đài Bắc. Không chỉ là một bảo tàng đồ sộ với những bức ảnh và tư liệu về một nhân vật quan trọng trong lịch sử Đài Loan nói riêng và Trung Hoa nói trung, bảo tàng còn như một trung tâm giới thiệu về thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

 Tối hôm đó, các học sinh phải hoàn thành dự án tập thể (team-project) theo nhóm đã định sẵn (mỗi nhóm thường gồm học sinh đến từ những nước khác nhau). Được cung cấp các vật liệu cần thiết, mỗi đội sẽ áp dụng kiến thức của mình để xây dựng nên một ngôi nhà sinh thái thân thiện với mội trường. Do thời gian hạn chế, các đội đều làm việc rất muộn và có đội còn làm tới 3h sáng.

Sáng ngày thứ ba là buổi thuyết trình về dự án mỗi đội, với những ý tưởng về áp dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, và năng lượng sinh học khác nhau. Toàn thể hội đồng giám khảo, giáo viên và học sinh cùng lắng nghe từng nhóm trình bày và đặt câu hỏi nếu cần thiết. Tiêu chí đánh giá là tính sáng tạo, tính khả thi, hiệu quả kinh tế, và kĩ năng thuyết trình. Buổi chiều cùng ngày là là lễ công bố giải thưởng đầy hồi hộp và bất ngờ. Trong phần dự án tập thể, các học sinh trường Hà nội-Amsterdam trong các nhóm khác nhau đã đạt 3 HCV, 3HCB, và 1 HCĐ- thành tích cao nhất có thể đạt được.

Tiếp đó diễn ra đêm văn hóa đầy màu sắc. Các đoàn lần lượt giới thiệu về đất nước con người nước mình bằng những bài hát, điệu múa, điệu nhảy, hay bài thuyết trình. Đoàn trường ta biểu diễn hai bài là bài “Trống cơm” do học sinh thể hiện và một điệu múa “Cây đa quán dốc” của cô Nguyễn Phương Lan, cô giáo hướng dẫn đoàn Việt Nam. Màn biểu diễn của đoàn ta đã để lại ấn tượng sâu đậm với các bạn quốc tế với nét đẹp văn hóa truyền thống và “tài năng nghệ thuật không chuyên” của Đoàn.

Với cường độ làm việc khá căng thẳng, thời gian rãnh rỗi của hầu hết các đoàn là…nửa đêm. Đêm thứ ba, học sinh trường ta đã cùng nhau đi chợ đêm (về nhà lúc 2h sáng). Đó là những trải nghiệm rất đặc biệt với cuộc sống dân dã của người dân Đài Loan, không chỉ là các giáo sư và nhà khoa học trong các trung tâm.

Ngày cuối cùng, các học sinh dời Đài Bắc để đến thành phố Đài Trung thăm Bảo tàng Khoa Học Tự Nhiên Quốc Gia (National Museum of Natural Science). Tại đây, các học sinh có cơ hội được nói chuyện rất ấn tượng với ông Wei-Hsin Sun, giám đốc bảo tàng, đồng thời cũng là giáo sư khoa Vật Lý tại NTU. Giáo sư chân thành chia sẻ về quan niệm làm khoa học, cũng như những phẩm chất cần có của một nhà khoa học hiện đại, ngoài tình yêu khoa học và sự cần cù, còn cần một tinh thần sẵn sàng tiếp thu, chấp nhận những ý tưởng mới, từ nền văn hóa mới. Bảo tàng rộng 89000m2 và bao gồm 6 khu phức hợp: Rạp Không Gian IMAX, Trung tâm Khoa Học, Trung tâm Sinh Học, Trung tâm Văn Hóa, Trung tâm Môi Trường, và Vườn Sinh Học. Hằng năm bảo tàng thu hút ba triệu lượt khách và 65% trong số đó là học sinh.

Chiều ngày 15 tháng 4, đoàn Việt Nam, một trong những đoàn cuối cùng, lên đường về nước. Hội thảo kết thúc trong cả niềm hân hoan lẫn sự tiếc nuối. Những bài học mới, cảm hứng mới từ những buổi gặp gỡ với những nhà khoa học thành công, những món quà lưu niệm văn hóa truyền thống đại diện cho tình bạn, tình hữu nghị bốn phương và hình ảnh đất nước Đài Loan tươi đẹp là những kí ức khó quên. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến AFSC lần thứ tư sẽ được tổ chức tại Indonesia vào năm 2012!

 

 

Hội thảo các nhà khoa học trẻ các nước APEC lần thứ 3 (The 3rd APEC Future Scientist Conference - AFSC) được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 4 năm 2011 bởi Trung tâm bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ các nước APEC (APEC Mentoring Center for the Gifted in Science-AMGS) và Đại Học quốc gia Đài Loan (National Taiwan University - NTU). Hội thảo nhằm bồi dưỡng các học sinh trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ xanh, đồng thời xây dựng một mạng lưới làm việc tích cực giữa học sinh và các nhà khoa học. Sự kiện lần này có sự tham gia của 14 nền kinh tế APEC, bao gồm cả Hoa Kì, Australia, Hồng Kông, và Singapore,…

Trong buổi lễ chào mừng, học sinh có dịp được nghe những lời chúc mừng và phát biểu của đại diện ban tổ chức là Prof. Sang Chun Lee, chủ tịch AMGS, và Prof. Chao-Ming Fu, giáo sư khoa Vật lí tại NTU. Đặc biệt, buổi lễ còn có bài thuyết trình “Dance with the typhoon” của Prof. Chun-chieh Wu, một trong những người đầu tiên trên thế giới bay vào tâm bão để tìm hiều các thông số khi ông còn là một nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ Massachussett (MIT), và hiện nay là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết.

Ngay sau buổi lễ là cuộc thi thuyết trình (Poster Presentation). Mỗi đội thuyết trình về một Poster đã được chuẩn bị từ trước về một đề tài nghiên cứu và được các thành viên trong hội đồng chấm điểm.

Ngày thứ hai, đoàn đến thăm Tzu-Chi (Eco) Foundation, một tổ chức nhân đạo và môi trường được sáng lập bởi Dharma Master Cheng Yen tại Đài Loan và hiện nay tổ chức đã hoạt động tại 47 quốc gia và có 320 trụ sở trên toàn thế giới. Tại đây, các học sinh đã được đi thăm các cơ sở tái chế và sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường đơn giản, và được thưởng thức một bữa ăn chay tuyệt hảo!

Tiếp đó, đoàn còn tiếp tục đến thăm Bào Tàng Tưởng Giới Thạch tại thủ đô Đài Bắc. Không chỉ là một bảo tàng đồ sộ với những bức ảnh và tư liệu về một nhân vật quan trọng trong lịch sử Đài Loan nói riêng và Trung Hoa nói trung, bảo tàng còn như một trung tâm giới thiệu về thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

 Tối hôm đó, các học sinh phải hoàn thành dự án tập thể (team-project) theo nhóm đã định sẵn (mỗi nhóm thường gồm học sinh đến từ những nước khác nhau). Được cung cấp các vật liệu cần thiết, mỗi đội sẽ áp dụng kiến thức của mình để xây dựng nên một ngôi nhà sinh thái thân thiện với mội trường. Do thời gian hạn chế, các đội đều làm việc rất muộn và có đội còn làm tới 3h sáng.

Sáng ngày thứ ba là buổi thuyết trình về dự án mỗi đội, với những ý tưởng về áp dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, và năng lượng sinh học khác nhau. Toàn thể hội đồng giám khảo, giáo viên và học sinh cùng lắng nghe từng nhóm trình bày và đặt câu hỏi nếu cần thiết. Tiêu chí đánh giá là tính sáng tạo, tính khả thi, hiệu quả kinh tế, và kĩ năng thuyết trình. Buổi chiều cùng ngày là là lễ công bố giải thưởng đầy hồi hộp và bất ngờ. Trong phần dự án tập thể, các học sinh trường Hà nội-Amsterdam trong các nhóm khác nhau đã đạt 3 HCV, 3HCB, và 1 HCĐ- thành tích cao nhất có thể đạt được.

Tiếp đó diễn ra đêm văn hóa đầy màu sắc. Các đoàn lần lượt giới thiệu về đất nước con người nước mình bằng những bài hát, điệu múa, điệu nhảy, hay bài thuyết trình. Đoàn trường ta biểu diễn hai bài là bài “Trống cơm” do học sinh thể hiện và một điệu múa “Cây đa quán dốc” của cô Nguyễn Phương Lan, cô giáo hướng dẫn đoàn Việt Nam. Màn biểu diễn của đoàn ta đã để lại ấn tượng sâu đậm với các bạn quốc tế với nét đẹp văn hóa truyền thống và “tài năng nghệ thuật không chuyên” của Đoàn.

Với cường độ làm việc khá căng thẳng, thời gian rãnh rỗi của hầu hết các đoàn là…nửa đêm. Đêm thứ ba, học sinh trường ta đã cùng nhau đi chợ đêm (về nhà lúc 2h sáng). Đó là những trải nghiệm rất đặc biệt với cuộc sống dân dã của người dân Đài Loan, không chỉ là các giáo sư và nhà khoa học trong các trung tâm.

Ngày cuối cùng, các học sinh dời Đài Bắc để đến thành phố Đài Trung thăm Bảo tàng Khoa Học Tự Nhiên Quốc Gia (National Museum of Natural Science). Tại đây, các học sinh có cơ hội được nói chuyện rất ấn tượng với ông Wei-Hsin Sun, giám đốc bảo tàng, đồng thời cũng là giáo sư khoa Vật Lý tại NTU. Giáo sư chân thành chia sẻ về quan niệm làm khoa học, cũng như những phẩm chất cần có của một nhà khoa học hiện đại, ngoài tình yêu khoa học và sự cần cù, còn cần một tinh thần sẵn sàng tiếp thu, chấp nhận những ý tưởng mới, từ nền văn hóa mới. Bảo tàng rộng 89000m2 và bao gồm 6 khu phức hợp: Rạp Không Gian IMAX, Trung tâm Khoa Học, Trung tâm Sinh Học, Trung tâm Văn Hóa, Trung tâm Môi Trường, và Vườn Sinh Học. Hằng năm bảo tàng thu hút ba triệu lượt khách và 65% trong số đó là học sinh.

Chiều ngày 15 tháng 4, đoàn Việt Nam, một trong những đoàn cuối cùng, lên đường về nước. Hội thảo kết thúc trong cả niềm hân hoan lẫn sự tiếc nuối. Những bài học mới, cảm hứng mới từ những buổi gặp gỡ với những nhà khoa học thành công, những món quà lưu niệm văn hóa truyền thống đại diện cho tình bạn, tình hữu nghị bốn phương và hình ảnh đất nước Đài Loan tươi đẹp là những kí ức khó quên. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến AFSC lần thứ tư sẽ được tổ chức tại Indonesia vào năm 2012!

 

 

Lý Phụng Hoàng

Lớp 11T1

 

Lý Phụng Hoàng

Lớp 11T1

 

Hội thảo nhằm bồi dưỡng các học sinh trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ xanh, đồng thời xây dựng một mạng lưới làm việc tích cực giữa học sinh và các nhà khoa học. Sự kiện lần này có sự tham gia của 14 nền kinh tế APEC, bao gồm cả Hoa Kì, Australia, Hồng Kông, và Singapore,…



Trong buổi lễ chào mừng, học sinh có dịp được nghe những lời chúc mừng và phát biểu của đại diện ban tổ chức là Prof. Sang Chun Lee, chủ tịch AMGS, và Prof. Chao-Ming Fu, giáo sư khoa Vật lí tại NTU. Đặc biệt, buổi lễ còn có bài thuyết trình “Dance with the typhoon” của Prof. Chun-chieh Wu, một trong những người đầu tiên trên thế giới bay vào tâm bão để tìm hiều các thông số khi ông còn là một nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ Massachussett (MIT), và hiện nay là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết.

Ngay sau buổi lễ là cuộc thi thuyết trình (Poster Presentation). Mỗi đội thuyết trình về một Poster đã được chuẩn bị từ trước về một đề tài nghiên cứu và được các thành viên trong hội đồng chấm điểm.

Ngày thứ hai, đoàn đến thăm Tzu-Chi (Eco) Foundation, một tổ chức nhân đạo và môi trường được sáng lập bởi Dharma Master Cheng Yen tại Đài Loan và hiện nay tổ chức đã hoạt động tại 47 quốc gia và có 320 trụ sở trên toàn thế giới. Tại đây, các học sinh đã được đi thăm các cơ sở tái chế và sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường đơn giản, và được thưởng thức một bữa ăn chay tuyệt hảo!

Tiếp đó, đoàn còn tiếp tục đến thăm Bào Tàng Tưởng Giới Thạch tại thủ đô Đài Bắc. Không chỉ là một bảo tàng đồ sộ với những bức ảnh và tư liệu về một nhân vật quan trọng trong lịch sử Đài Loan nói riêng và Trung Hoa nói trung, bảo tàng còn như một trung tâm giới thiệu về thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

 Tối hôm đó, các học sinh phải hoàn thành dự án tập thể (team-project) theo nhóm đã định sẵn (mỗi nhóm thường gồm học sinh đến từ những nước khác nhau). Được cung cấp các vật liệu cần thiết, mỗi đội sẽ áp dụng kiến thức của mình để xây dựng nên một ngôi nhà sinh thái thân thiện với mội trường. Do thời gian hạn chế, các đội đều làm việc rất muộn và có đội còn làm tới 3h sáng.

 

Sáng ngày thứ ba là buổi thuyết trình về dự án mỗi đội, với những ý tưởng về áp dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, và năng lượng sinh học khác nhau. Toàn thể hội đồng giám khảo, giáo viên và học sinh cùng lắng nghe từng nhóm trình bày và đặt câu hỏi nếu cần thiết. Tiêu chí đánh giá là tính sáng tạo, tính khả thi, hiệu quả kinh tế, và kĩ năng thuyết trình. Buổi chiều cùng ngày là là lễ công bố giải thưởng đầy hồi hộp và bất ngờ. Trong phần dự án tập thể, các học sinh trường Hà nội-Amsterdam trong các nhóm khác nhau đã đạt 3 HCV, 3HCB, và 1 HCĐ- thành tích cao nhất có thể đạt được.



Tiếp đó diễn ra đêm văn hóa đầy màu sắc. Các đoàn lần lượt giới thiệu về đất nước con người nước mình bằng những bài hát, điệu múa, điệu nhảy, hay bài thuyết trình. Đoàn trường ta biểu diễn hai bài là bài “Trống cơm” do học sinh thể hiện và một điệu múa “Cây đa quán dốc” của cô Nguyễn Phương Lan, cô giáo hướng dẫn đoàn Việt Nam. Màn biểu diễn của đoàn ta đã để lại ấn tượng sâu đậm với các bạn quốc tế với nét đẹp văn hóa truyền thống và “tài năng nghệ thuật không chuyên” của Đoàn.

Với cường độ làm việc khá căng thẳng, thời gian rãnh rỗi của hầu hết các đoàn là…nửa đêm. Đêm thứ ba, học sinh trường ta đã cùng nhau đi chợ đêm (về nhà lúc 2h sáng). Đó là những trải nghiệm rất đặc biệt với cuộc sống dân dã của người dân Đài Loan, không chỉ là các giáo sư và nhà khoa học trong các trung tâm.

Ngày cuối cùng, các học sinh dời Đài Bắc để đến thành phố Đài Trung thăm Bảo tàng Khoa Học Tự Nhiên Quốc Gia (National Museum of Natural Science). Tại đây, các học sinh có cơ hội được nói chuyện rất ấn tượng với ông Wei-Hsin Sun, giám đốc bảo tàng, đồng thời cũng là giáo sư khoa Vật Lý tại NTU. Giáo sư chân thành chia sẻ về quan niệm làm khoa học, cũng như những phẩm chất cần có của một nhà khoa học hiện đại, ngoài tình yêu khoa học và sự cần cù, còn cần một tinh thần sẵn sàng tiếp thu, chấp nhận những ý tưởng mới, từ nền văn hóa mới. Bảo tàng rộng 89000m2 và bao gồm 6 khu phức hợp: Rạp Không Gian IMAX, Trung tâm Khoa Học, Trung tâm Sinh Học, Trung tâm Văn Hóa, Trung tâm Môi Trường, và Vườn Sinh Học. Hằng năm bảo tàng thu hút ba triệu lượt khách và 65% trong số đó là học sinh.

Chiều ngày 15 tháng 4, đoàn Việt Nam, một trong những đoàn cuối cùng, lên đường về nước. Hội thảo kết thúc trong cả niềm hân hoan lẫn sự tiếc nuối. Những bài học mới, cảm hứng mới từ những buổi gặp gỡ với những nhà khoa học thành công, những món quà lưu niệm văn hóa truyền thống đại diện cho tình bạn, tình hữu nghị bốn phương và hình ảnh đất nước Đài Loan tươi đẹp là những kí ức khó quên. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến AFSC lần thứ tư sẽ được tổ chức tại Indonesia vào năm 2012!

 

Lý Phụng Hoàng (Lớp 11T1)