The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

5 ngôn ngữ khó học nhất hành tinh

Post by: admin | 01/03/2012 | 4054 reads

Học ngoại ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng, vậy nên, có những thứ ngôn ngữ khiến người ngoại quốc phải đau đầu, nhức óc, thậm chí là "đánh vật" thực sự để có thể nhớ và học được chúng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ngôn ngữ có đặc điểm về ngữ pháp, cấu trúc tương tự như tiếng mẹ đẻ thì thường dễ dàng để nắm bắt hơn đối với người học. Trên thực tế, không có ngôn ngữ nào là dễ học và mỗi ngôn ngữ có một mức độ khó khác nhau, tuy nhiên 5 ngôn ngữ dưới đây được đánh giá là khó học nhất hành tinh.

1.  Tiếng Ả-rập

tiengArap.jpg

Tiếng Ả-rập được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó nhất, do có rất ít điểm tương đồng với các ngôn ngữ khác. Chữ viết sử dụng ít nguyên âm và rất khó khăn trong việc đọc và phát âm ngôn ngữ này.

2.  Tiếng Trung Quốc

tiengTrung.jpg

Đây là một ngôn ngữ mang âm điệu và ý nghĩa của một từ sẽ thay đổi theo cách luyến láy nó. Ngoài ra, hàng ngàn kí tự và cách viết theo một hệ thống phức tạp cũng gây không ít khó khăn cho những người học tiếng này.

3.  Tiếng Nhật Bản

tiengNhat.jpg

Tương tự như tiếng Trung Quốc, những người học tiếng Nhật cần phải ghi nhớ hàng ngàn kí tự, hơn nữa, 3 hệ thống văn bản khác nhau và 2 hệ thống ký hiệu âm tiết cũng là những cản trở lớn đối với những người tiếp cận nó.

4.  Tiếng Hàn Quốc

tiengHan.jpg

Rất nhiều cấu trúc câu và cú pháp khác nhau, cùng với cách chia động từ làm cho việc học tiếng Hàn Quốc trở nên khó khăn đối với những người đến từ một nền văn hóa khác. Chữ viết của tiếng Hàn cũng phụ thuộc nhiều vào các kí tự Trung Quốc.

5.  Tiếng Hungary

tiengHungary.jpg

Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Hungary lại được xếp vào top 5. Ngôn ngữ này được chia theo giống đực, giống cái và giống trung, cùng với khoảng 7 cách chia động từ khác nhau. Nó cũng là một trong số ít những ngôn ngữ độc lập mà ít ai biết nguồn gốc của nó. Tiếng Hungary không liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ cơ bản nào của tiếng Latin (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý).

Lê Đức Thuận (Theo Infornet)