Tạm biệt những ngày tháng tinh nghịch của thời cấp 2, giờ đây, chúng tôi đã là thành viên của gia đình 10 Trung với 40 thành viên. Và chúng ta không thể không nhắc đến người mẹ đáng yêu của 40 người con, một người mẹ không chỉ luôn sẵn sàng sẻ chia mọi niềm vui nỗi buồn với các con, mà còn là viên ngọc soi sáng con đường đi đến thành công của con mình. Đó chính là cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, người mẹ vĩ đại của lớp 10 Trung. Cô vừa là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy tiếng Trung của lớp tôi.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến các thầy giáo, cô giáo. Kính chúc tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn mạnh khỏe - hạnh phúc - thành đạt và công tác tốt trong sự nghiệp "Trồng người".
“Reng reng reng…”
Tiếng chuông báo vang lên khắp hành lang, khắp lớp học, báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Chúng tôi – những đứa học sinh nghịch ngợm vội vã chạy về lớp với tâm trạng phấn khởi lạ kì. Tiết 3- tiết Công nghệ! Những quyển sách giáo khoa được đặt lên bàn ngay ngắn cùng bao bút, thước. Rồi từ cửa lớp, một người với vóc dáng bé nhỏ, vai đeo chiếc ba lô mỉm cười bước vào. Cô Đặng Thị Thu Hà mỉm cười hiền hậu với học sinh và Tiết ba- thứ 7 của chúng tôi đã bắt đầu như vậy…
Có một câu danh ngôn mà con rất tâm đắc: “Nếu người kỹ sư vui mừng khi nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười khi nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” Giống như cây cầu vững chắc mới được hoàn thành bằng sự kiên trì của người kĩ sư, đồng lúa xanh mơn mởn tốt tươi dưới bàn tay chăm sóc tỉ mỉ của người nông dân, những thế hệ học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng dần dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau từng tiết giảng của các thầy các cô. Thầy cô đã truyền cho bao thế hệ Amser niềm tin và nghị lực để có thêm sức mạnh chạm lấy những ước mơ, khát khao và biến chúng thành hiện thực.
Một nhà Cách mạng đã từng nói rằng: “Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác”. Và đối với tôi, người ấy chính là thầy giáo Bùi Hoàng Đàn – giáo viên dạy môn tiếng Anh cho lớp tôi.
Đặc thù của lớp song ngữ tiếng Pháp là ngoài tập trung học môn chuyên và các môn văn hóa khác, chúng tôi còn học cả Toán học và Vật lý bằng tiếng Pháp. Điều đó tạo cho chúng tôi cơ hội được mở rộng vốn hiểu biết, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ và hơn cả là để chuẩn bị cho việc du học sau này. Chúng tôi rất may mắn khi được các thầy, cô giáo giảng dạy hai bộ môn này đều là những thầy, cô có chuyên môn cao, tận tâm trong nghề. Trong số đó không thể không kể đến thầy giáo Phạm Trung Dũng – người phụ trách giảng dạy bộ môn Lý Pháp của lớp 11P2, người “anh hùng thầm lặng” của nhiều thế hệ học sinh khối Pháp.