Giữa cuộc sống quay cuồng với những mối quan hệ bạn bè, gia đình, giữa vô vàn những bài kiểm tra trên lớp, những hoạt động ngoại khóa đầy bận rộn, chúng ta thường vô tình quên đi những điều đáng được trân trọng nhất. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bên cạnh những lời yêu thương tặng các thầy cô giáo, chúng con còn muốn được gửi những lời tri ân đến với những người anh hùng thầm lặng đang hàng ngày chăm sóc, canh giữ mái trường.
Việt Nam - đất nước với những trang sử hào hùng, những con người giàu ý chí, đang không ngừng tiến lên trên con đường hội nhập Quốc tế. Năm 2015, Việt Nam đã có bước tiến đặc biệt quan trọng khi cùng 9 quốc gia khác kí kết Hiệp định TPP - Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Nó mở ra cho chúng ta những cơ hội lớn song cũng là những thử thách lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt. Là đơn vị đi đầu trong ngành giáo dục của Thủ đô, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã và đang tích cực rèn luyện, học hỏi không ngừng để cùng Việt Nam hội nhập sâu rộng.
Hồi còn học lớp 9, tôi nghe các anh chị nói nắng ở Ams bao giờ cũng đẹp, bởi một sợi nắng nào len qua mái nhà Ams đều khiến cho con người ta thấy ấm áp, thân thuộc đến lạ kì. Tôi khao khát được một lần chạm tay và tận hưởng vệt nắng thiêng liêng ấy với tư cách là một người con của Ams, cuối cùng, mong ước của tôi đã thành hiện thực. Và thật kì diệu, bạn có biết không , lần đầu tiên tôi chạm tay vào nắng ở Ams cũng là ngày đầu tiên tôi gặp cô Đỗ Tú Oanh, người mẹ mới của tôi, và của 10 Văn thân yêu. Cái ngày ấy, tôi biết được rằng, mình đã thực sự về nhà…
“Tri thức ngày xưa trở lại đây
Ân tình sâu nặng của cô thầy
Người mang ánh sáng soi đời trẻ
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ
Cám ơn người đã lái đò hay
Ơn này trò mãi ghi trong dạ
Người đã giúp con vượt đắng cay!”
Những vần thơ tôi vô tình đọc được đã lâu, mỗi khi nghĩ tới cô, những câu thơ cứ thế hiện lên trong tâm trí tôi, từng câu từng chữ một, như để dành riêng cho cô vậy – cô Ngô Thanh Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Địa của chúng tôi.
Gô-lô-bô-lin đã từng nói: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.’’ Đúng vậy, làm nghề giáo, thành quả mà các thầy, các cô có không phải ngày một, ngày hai. Đó là cả một quá trình của sự vun đắp, từ những bước đầu tiên cho chúng con những viên gạch nền tảng của tri thức, và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để chúng con trưởng thành mạnh mẽ.
Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam luôn là lá cờ đi đầu của ngành giáo dục thủ đô trong các năm vừa qua. Những học sinh học tập dưới mái nhà này không chỉ được tiếp cận một môi trường hiện đại với bề dày thành tích lịch sử; mà còn thừa hưởng một nền tri thức phong phú và sâu rộng từ các thầy cô giáo. Bước sang tháng 11, trong dòng chảy hối hả của những bài kiểm tra trên lớp, trong lòng mỗi Amser vẫn không quên hướng về một ngày lễ đặc biệt – ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Chào cả lớp, từ giờ cô sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các con. Cô tên là Phạm Vũ Bích Hằng, giáo viên bộ môn Vật Lý!
Khi nghe cô giới thiệu, suy nghĩ đầu tiên của tôi là :"Ôi, giáo viên Vật Lý, chắc cô nghiêm khắc lắm đây...". Nhưng nụ cười trìu mến và sự cởi mở, thân thiện của cô đã khiến tôi nghĩ lại. Thực ra, có giáo viên chủ nhiệm dạy môn Lý cũng thú vị đấy chứ!
Cô Phạm Vũ Bích Hằng - cô chủ nhiệm đáng yêu của 11 Trung
Từ khi biết kết quả đỗ vào trường, chúng tôi ai nấy đều rất vui mừng và phấn khởi. Nhưng bên cạnh niềm vui đó cũng là biết bao âu lo. Có lẽ điều khiến chúng tôi lo lắng nhất là việc sẽ được học thêm một thứ tiếng mới – tiếng Nga. Và rồi nỗi lo lắng ấy đã được biến thành niềm đam mê, sự hăng say trong học tập từ khi chúng tôi gặp cô giáo dạy tiếng Nga – cô Phạm Bích Hồng.