The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

GS Châu đề xuất có Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập

Post by: hn-ams | 21/04/2014 | 2230 reads

“Việc giám sát và kiến nghị thay đổi sách giáo khoa này cần được uỷ thác cho một Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ GD-ĐT” - GS Ngô Bảo Châu nêu ý kiến.

Sáng 20/4, thông qua trang web hocthenao.vn, GS Ngô Bảo Châu đã có cuộc trao đổi, chia sẻ quan điểm thẳng thắn cùng những người quan tâm đến đổi mới chương trình-SGK sau 2015.

(GS Ngô Bảo Châu)

Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần?

Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi sách giáo khoa định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi sách giáo khoa theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm. Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng.
Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi sách giáo khoa?

Để làm lại sách giáo khoa, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong sách giáo hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới sách giáo khoa chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng.
Kết quả này có thể cho thấy sách giáo khoa tốt rồi, không cần thay đổi gì cả, hoặc sách giáo khoa cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hoặc là sách giáo khoa hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.

Ai là người rà soát đánh giá chất lượng sách giáo khoa? Ai là người kiến nghị việc thay đổi sách giáo khoa?

Quốc hội, chính phủ là cơ quan quyết định việc thay đổi sách giáo khoa, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng sách giáo khoa và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách giáo khoa, như Nhà xuất bản hay Viện khoa học giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghị thay đổi sách giáo khoa này cần được uỷ thác cho một Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo.

Theo tôi biết, ở Pháp Uỷ ban giáo dục quốc gia do Tổng thống chỉ định. Uỷ ban này thực hiện nhiệm vụ tư vấn do chính phủ giao phó, có khả năng nghiên cứu, và có thể thẩm vấn những người có liên quan trong ngành giáo dục, để đưa ra những nhận định của mình.

Ví dụ như việc thẩm định sách giáo khoa, Uỷ ban có thể thẩm vấn nhà giáo, học sinh và phụ huynh học sinh và những người khác để đưa ra nhận định của mình về tình trạng của SGK hiện hành. Tất nhiên ý kiến này phải độc lập với những người viết SGK và những người in SGK.

Tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước ngoài?

Sách giáo khoa nước ngoài rất khác nhau, ở mỗi nước, các bộ sách giáo khoa thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn làm từ trước đến nay là chọn ra một số bộ sách giáo khoa tốt của nước ngoài, “tích cực” tham khảo để viết ra sách cho mình.

Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành?

Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.

Nhân văn: Nếu như sách giáo khoa về toán và khoa học tự nhiên của Việt nam không khác đáng kể so với sách giáo khoa nước ngoài, sách giáo khoa và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung và phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt Nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vây, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.

Sức khoẻ, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khoẻ, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.

Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.

Tại sao đổi mới căn bản toàn diện lại tập trung vào phổ thông là chính mà không phải là đại học?

Tôi cũng nghĩ rằng sách giáo khoa không phải là vấn đề nổi cộm nhất của giáo dục Việt nam. Chất lượng giáo dục đại học có lẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn.

(Theo vietnamnet)