The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

Tuyển sinh 2012: Bộ GD&ĐT cùng Cục khảo thí đã sẵn sàng

Post by: admin | 13/02/2012 | 2267 reads

Chuẩn bị cho kỳ thi Đ HH, CĐ sắp tới, những vấn đề liên quan đã được Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sẵn sàng.

Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2011 theo giải pháp 3 chung (chung đề, chung đợt, sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển- PV).
 
Ông Khôi cũng cho biết, những  đổi mới của lỳ tuyển sinh năm nay  chỉ điều chỉnh nhỏ ở mặt kỹ thuật, xuất phát từ thực tiễn tuyển sinh của 11 năm qua, trên cơ sở những  đóng góp của các nhà trường, phụ huynh và học sinh. Điều chỉnh làm sao có lợi nhất cho thí sinh, phụ huynh và xã hội. 

Ảnh minh họa Internet

Năm nay, Bộ GD&ĐT đã giao cho Cục khảo thí phụ trách toàn bộ về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Để chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ mới này, ông Khôi cho biết, Cục đã và đang chuẩn bị tích cực cho mùa tuyển sinh năm nay: “Trước hết  là chuẩn bị cho việc ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui, ban hành các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị ban hành hồ sơ tuyển sinh. Nói chung công tác chuẩn bị của Bộ, của Cục về cơ bản đã sẵn sàng cho màu tuyển sinh năm nay” ông Khôi khẳng định. 
Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT không ban hành cuốc Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ. Đối với những học sinh vùng khó khăn, biên giới, hải đảo sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin tuyển sinh. Về vấn đề này, ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết,  những năm trước đây bên cạnh việc in  ấn các tài liệu cho việc tuyển sinh, nhưng năm nay Bộ đã áp dụng phương thức mới là tất cả thông tin về tuyển sinh đều được đăng tải trên Website chính thức www.thi.moet.gov.vn.
“Với lợi thế của thời đại CNTT và Internet, việc tra cứu thông tin bằng phương tiện CNTT lợi thế hơn thủ công. nhưng thủ công  hay hiện đại đều có ưu, nhược điểm của nó, thủ công thì không cần điện, ngồi bất cứ đâu cũng tra cứu được, nhưng tra cứu nhanh và chính xác nhất thì không có gì bằng CNTT”  ông Ngọc cho biết. 
Theo quan điểm của ông Ngọc, nói tới việc khoảng cách tiếp cận thông tin ở thành thị và nông thôn thì không nhất thiết mỗi gia đình, mỗi học sinh phải có lấy một máy tính nối mạng. Điều này, các em học sinh có thể ra các điểm truy cập công cộng, nhà trường để tìm hiểu.
Nhưng với các vùng sâu vùng xa, ông Ngọc cũng cho rằng, “nếu có thể được để các em học sinh yên tâm hơn thì phải có sự kết hợp giữ hai phương tiện hiện đại và truyền thống” ông Ngọc chia sẻ

Lê Đức Thuận (Theo Giáo dục net)