Nhiều trường công bố chỉ tiêu ĐH chính quy ngoài ngân sách
(GD&TĐ)-Cùng với việc công bố chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường ĐH đồng thời đưa ra chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy theo nhu cầu xã hội (chỉ tiêu ngoài ngân sách) cho năm 2011. Điểm trúng tuyển vào hệ này thường thấp hơn điểm chuẩn của trường, tốt nghiệp ra trường được cấp bằng chính quy, tuy nhiên, sinh viên phải chịu mức học phí cao.
(GD&TĐ)-Cùng với việc công bố chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường ĐH đồng thời đưa ra chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy theo nhu cầu xã hội (chỉ tiêu ngoài ngân sách) cho năm 2011. Điểm trúng tuyển vào hệ này thường thấp hơn điểm chuẩn của trường, tốt nghiệp ra trường được cấp bằng chính quy, tuy nhiên, sinh viên phải chịu mức học phí cao.
|
Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết sẽ dành ra khoảng 200 chỉ tiêu ngoài ngân sách ngành bác sĩ đa khoa; 50 chỉ tiêu ngành bác sĩ răng, hàm, mặt; 100 chỉ tiêu ngành dược sĩ; 50 chỉ tiêu ngành bác sĩ y học cổ truyền; 20 chỉ tiêu ngành bác sĩ y học dự phòng; 40 chỉ tiêu ngành điều dưỡng; 20 chỉ tiêu ngành xét nghiệm; 10 chỉ tiêu ngành vật lý trị liệu; 10 chỉ tiêu ngành kỹ thuật hình ảnh; 15 chỉ tiêu ngành kỹ thuật phục hình răng; 20 chỉ tiêu ngành hộ sinh; 20 chỉ tiêu ngành gây mê hồi sức.
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, ĐH Y Dược Cần Thơ sẽ dành 400 chỉ tiêu ngoài ngân sách Nhà nước. Trường chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ.
ĐH Y Hà Nội, trong 550 chỉ tiêu bác sĩ đa khoa có 150 chỉ tiêu thuộc diện đóng kinh phí đào tạo. Kỳ tuyển sinh 2011, hệ Bác sĩ y khoa đào tạo 6 năm, ĐH Y Hà Nội tuyển sinh 4 mã ngành là Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học dự phòng.
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố 500 chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội theo các chương trình liên kết với các trường đối tác nước ngoài đã được Bộ GD&ĐT cho phép. Điểm xét tuyển dựa trên điểm thi đại học cho từng chương trình (cấp bằng đại học của ĐHBK Hà Nội hoặc cấp bằng đại học của trường đối tác). Mức học phí quy định riêng cho từng chương trình.
ĐH Kiến trúc TP.HCM cho biết sẽ dành 25 chỉ tiêu cử tuyển và 100 chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong tổng chỉ tiêu đào tạo được giao.
ĐH Huế cũng công bố số chỉ tiêu liên kết đào tạo theo địa chỉ sử dụng lên tới 910 trong tổng số 9.750 chỉ tiêu ĐH vào trường.
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vẫn duy trì dành chỉ tiêu cho đối tượng tự túc học phí đào tạo. Năm nay, học viện có 300 chỉ tiêu đóng học phí theo mức quy định của Nhà nước đối với sinh viên các trường công lập. Số chỉ tiêu này được xét tuyển theo từng ngành chung cho cả 2 cơ sở đào tạo và theo thứ tự từ điểm cao xuống thấp. Cụ thể: Ngành Kỹ thuật Điện tử, truyền thông (Điện tử viễn thông), mã 101: 85 chỉ tiêu; Ngành Kỹ thuật Điện, điện tử, mã 102: 35 chỉ tiêu; Ngành Công nghệ thông tin, mã 104: 100 chỉ tiêu; Ngành Quản trị kinh doanh, mã 401: 45 chỉ tiêu; Ngành Kế toán, mã 402: 35 chỉ tiêu. Số chỉ tiêu còn lại đóng học phí theo mức quy định của Học viện (Học phí đại học năm 2011 là 720.000 đ/tháng). Do vậy, sẽ có 2 mức điểm trúng tuyển vào học viện. Mức điểm trúng tuyển thứ nhất là điểm trúng tuyển cho đối tượng đóng theo quy định của Nhà nước đối với trường công lập. Mức điểm trúng tuyển thứ hai là điểm trúng tuyển cho đối tượng tự túc học phí đào tạo (Mức học phí sinh viên đóng theo quy định của học viện).