The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: “Giáo dục phải nhìn vào thực tế”

Post by: admin | 08/02/2012 | 4149 reads

Theo GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, Nền giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, và vấn đề “trò nhiều thầy it” ngày càng đang cấp thiết.

GS Nguyễn Xuân Hãn: “Giáo dục phải nhìn vào thực tế”

Nguyên nhân phát triển giáo dục ở VN như hiện nay

 

Nguyên nhân sâu xa ở đây nó có hai vấn đề: một là mình phát triển giáo dục không nhìn vào thực tiễn nước mình mà chỉ có sao chép ở bên nước ngoài về. 

Ví dụ muốn phát triển đại học thì trường đại học, số lượng người học nó ảnh hưởng rất nhiều tiêu chí khác. 

Trên thế giới hiện nay có hai tiêu chí: một là dựa vào kinh tế để phát triển, hai là phải dựa vào tiêu chí của các nước tiên tiến. ví dụ nếu dựa vào tiêu chí của các nước tiên tiến thì dưới 15%  sinh viên  (số người năm trong độ tuổi 18 đến 24) thì người ta gọi là đại học tinh hoa, từ 15% đến 50%  là đại chúng, từ 50% trở lên là phổ cập, còn tiêu chí dựa vào kinh tế để phát triển, kinh tế sẽ quyết định quy mô phát triển đại học. 

Như Trung Quốc chỉ có 1,4% dân số là sinh viên mà Việt Nam hiện nay đã có 2% dân số là sinh viên. Nước mình dự kiến đến 2015 là 3 triệu sinh viên, 2020 là 4 triệu, là không có một cơ sở thực tiễn gì cả. (số liệu ở trong chiến lược phát triển của bộ giáo dục).

Nguyên nhân tiếp theo là chất lượng giáo dục không tốt, ngay cả thầy giáo cũng thiếu. Nhiều trường ĐH thiếu sinh viên đầu vào, ngay cả trường ĐH lớn ở Hà Nội cũng tuyển thiếu sinh viên, và họ phải tuyển sinh viên vào hệ cao đẳng, và số đó chỉ cần học thêm một thời gian ngắn là có thể lấy được bằng Đại học.

Ba yếu tố cốt lõi tạo nên nền giáo dục

Trên thế giới có ba loại triết lí về giáo dục:  một là giáo dục là của dân, do dân và vì dân - của các nước xã hội chủ nghĩa, hai là giáo dục là lợi ích công - đa bộ phận là các nước tư bản, ba là giáo dục là hàng hóa.

Các nước xã hội chủ nghĩa thì giáo dục là của dân do dân là đúng rồi. Còn các nước tư bản thì họ lấy tiêu chí công bằng là chính, công bằng để có điều kiện học tập, không phải là tôi con nhà giàu thì tôi học điều kiện tốt hơn. Giáo dục là hàng hóa, tức lấy giáo dục ra để kinh doanh, thì nó ra đời vào những năm 1994-1995.

Giáo dục cần đủ ba thứ cốt lõi: Một là chương trình ổn định và sách giáo khoa đầy đủ từ phổ thông đến Đại học; thứ hai là đội ngũ giáo viên, giảng viên phù hợp; thứ ba là cơ sở vật chất và ít nhất là diện tích . Ba yếu tố này nó đúng với mọi thời đại, đúng với mọi thể chế. Có thể lấy trong lịch sử từ nước Nhật, nước Mỹ người ta rất lo ba thứ cốt lõi này, vì vậy nếu theo xã hội chủ nghĩa hay tư bản nhưng muốn có giáo dục là phải có ba thứ cốt lõi. Mà rõ rang ở Việt Nam chưa đạt được ba yếu tớ cốt lõi này.

Mô  hình giáo dục chuẩn trên thế giới

Phần Lan là nước có hệ thống giáo dục phổ thông tốt nhất. Trong 5 nước tiên tiến thì nước nào cũng tốt, nhưng Nga giảng dạy cơ bản, Đức thì lấy nghề nghiệp làm trọng, Anh thì hiệu quả, Mỹ thì cung cầu. Mô hình hiện nay phải ổn định:  một thầy giáo là 5 sinh viên, chứ hiện nay 1 thầy giáo 30 sinh viên, ngành kinh tế còn 60, 70 sinh viên, sách thì không có.

Ở  Nga có trường sinh viên chỉ có hai mơ ước một là được gặp hiệu trưởng, hai là bị đuổi ra khỏi trường vì phần lớn thời gian nó học ở trường, và cái trường đấy, sau khi tốt nghiệp thì có  một nửa làm luận án tiến sĩ. 

Ví dụ như  cấp 1 thì 30% học, 70% chơi; cấp 2 thì 50% học, 50% chơi; cấp 3 thì 70% học, 30% chơi còn vào đại học thì  100% học. ĐH là phải học khi còn sung sức.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn được cử đi học ĐH ở Liên Xô. Trong hai năm tự học, ông đã thi hết chương trình ĐH năm năm của ĐH Tổng hợp Minsk và ông đã được trường chuyển về phòng lý thuyết Viện liên hợp hạt nhân Dupna, tiếp tục nghiên cứu để làm luận án PTS và TS

Ông có 65 công bố khoa học, trong đó gần 50 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, được thưởng Huy chương Vì sự nghiệp khoa học - công nghệ, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp khuyến học. Năm 1998, ông được Thủ tướng bổ nhiệm là ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia

Hiện là ủy viên thường vụ Hội Vật lý VN, thư ký hội đồng biên tập tài liệu chuyên khảo để đào tạo cán bộ vật lý, vật lý toán cho bậc đại học, trên đại học; quyền tổng biên tập tạp chí Vật Lý Ngày Nay; giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQG Hà Nội.

 

Lê Đức Thuận (Theo giaoduc.net.vn)