The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

MỪNG NGÀY 20/11: GẶP GỠ THẦY CAI VIỆT LONG – “NGƯỜI BẠN” GẦN GŨI VÀ THÂN THIẾT CỦA AMSERS

Post by: nhungvh | 22/11/2013 | 10502 reads

Từ xưa tới nay, dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Chính vì vậy, cứ 20/11 hàng năm, khắp nơi trong cả nước đều dành ngày này  để tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, tôi đã may mắn có cơ hội được trò chuyện cùng thầy Cai Việt Long – giáo viên bộ môn toán, được nghe thầy chia sẻ về những kỷ niệm thời đi học, những suy nghĩ của mình…..

Em xin chào thầy ạ. Trước hết, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới đây, con xin chúc thầy luôn khỏe mạnh, gặp được nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

Thưa thầy, cũng đã từng là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, xin thầy hãy chia sẻ một kỷ niệm sâu sắc nào về một người thầy/ cô giáo của mình trong những năm còn là học sinh được không ạ? Đến giờ, khi đã trở thành một nhà giáo, thầy có cảm nghĩ gì khi ngày 20/11 đã sắp tới gần ạ?

Khi ngồi trên ghế nhà trường ai cũng có rất nhiều các kỷ niệm đáng nhớ, khi là một cậu học sinh ai cũng có thể mắc lỗi, ngày đó thầy học lớp 10, hôm đó là thứ 7 cũng gần sát ngày 20.11, tiết cuối có tổ chức bầu cán sự lớp, tiết 2 ngày hôm đó là tiết Sinh học cô giáo bước vào và bảo cả lớp lấy giấy ra làm bài kiểm tra 15’, lúc đó kiểm tra ngồi 10’ rồi thầy chưa viết được dòng nào, mới mở lại vở xem lại kiến thức bài trước, đúng lúc đó bị cô giáo bắt gặp và ghi tên vào sổ ghi đầu bài (lần đó là lần duy nhất bị ghi tên khi gặp khuyết điểm). Tiết cuối là tiết 5 sinh hoạt lớp và bị thầy chủ nhiệm bắt chép phạt bằng cách là ghi hết toàn bộ một quyển vở với dòng chữ “Lần sau em xin hứa không phải chép phạt nữa”.

Tiếp theo thầy cũng rất sợ và không tái phạm khuyết điểm.

Đến bây giờ thầy có nhiều cảm xúc và trong những cảm xúc và nghĩ lại những cảm xúc ấy thấy mình thật có lỗi với các thầy cô giáo.

Ngoài kỷ niệm trên thì người thầy đầu tiên dạy Toán cấp 3 cũng dạy những bài học khá thú vị. Ví dụ như trong phần giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp định thức Camer:

http://farm4.staticflickr.com/3756/10961303856_26000fe1d8.jpg

Giải hệ trên ta xét các định thức         

 Để nhớ các công thức trên ngoài câu nói: Anh bạn; cầm bát; ăn cơm

Còn câu nói rất hay khác: Đố anh bạn; Đoán xem cô bé;  Đã yêu ai chưa

Những điều trên đến bây giờ thầy vẫn nhớ và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

2.     Thưa thầy, em đã từng được nghe câu chuyện về cuộc đời dạy học của một vài thầy, cô giáo. Trong đó, có người là do đam mê nghề giáo mà theo đuổi, nhưng cũng có người là do sự tình cờ mà trở thành giáo viên. Vậy, với thầy, con đường để trở thành nhà giáo diễn ra như thế nào ạ?

Khi ngồi trên ghế nhà trường các thầy cô giáo chủ nhiệm đồng thời cũng là giáo viên dạy môn Toán đã để lại cho thầy những bài học về kinh nghiệm sống, những câu truyện và mảnh đời thú vị về các nhà toán học, những bài toán những con số biết nói dẫn đến niềm đam mê sự thu hút vào bộ môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.

Ngoài ra khi thầy đang học lớp 12 cũng có sự định hướng chọn các trường thi Đại học và thầy cũng được gia đình có định hướng thi trường ĐH Sư phạm do ông bà nội và các bác đều là giáo viên nên cũng muốn có người trong gia đình nối tiếp truyền thống đó. Đến khi gần làm hồ sơ đăng ký dự thi Đại học thầy cũng có hỏi ý kiến GVCN đồng thời cũng dạy môn Toán là em nên đăng ký thi trường gì? Thầy của thầy trả lời là “Em đăng ký thi trường nào cũng được”.Và một ý nghĩ trong đầu thầy tại sao mình không thử làm giáo viên nhỉ?Cuối cùng thầy cũng đã đăng ký vào Khoa Toán trường ĐH SPHN và đã ra trường là giáo viên dạy Toán như hiện nay.

3.     Thưa thầy, em nhận thấy thầy có sử dụng cả trang mạng xã hội facebook và các bạn học sinh cũng rất thoải mái khi trò chuyện với thầy qua phương tiện này. Thầy có nghĩ rằng nhờ những phương tiện hiện đại này mà khoảng cách giữa thầy và trò có thể được rút ngắn không ạ?

Ngày xưa thời thầy đi học thì chỉ có thời gian trên lớp mới gặp được các thầy cô để giải đáp một số vấn đề nào đó, còn bây giờ thời buổi công nghệ Internet bùng nổ và phát triển mạnh mẽ thế nên ngoài việc học trên lớp thì học sinh có thể học ở bất cứ đâu, và có nhiều vấn đề thắc mắc cần hỏi thì học sinh có thể hỏi ở các diễn đàn, chính vì thế mà các trang mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Còn ngoài thời gian trên lớp giảng dạy thầy cũng có thể biết được học sinh của mình ở ngoài như thế nào, dẫn đến thầy có thể hiểu học trò đang mong muốn và nghĩ gì..hoặc là đơn giản chỉ là chia sẻ những khoảnh khắc, hình ảnh đáng nhớ cùng các học trò.

4.     Đối với đa phần học sinh các khối xã hội, môn toán dường như là một môn học rất “khó nhằn”. Liệu thầy có thể cho chúng em một vài kinh nghiệm để học tốt môn toán được không ạ?

Đa số học sinh cho rằng môn Toán là môn khó nhất, nhưng thầy thấy điều khó nhất ở đây là để giỏi môn Toán phải dành cho nó nhiều thời gian. Môn Toán như một chuỗi xích hình xoắn ốc khi ta nắm chắc  A ta có thể dựa vào đó tìm được mắt xích B bên cạnh đó để học tốt được môn toán ta phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản dẫn đến các kiến thức nâng cao.

Như hình vẽ này nếu các em bị hổng ở một kiến thức nào đó như kiểu bị đứt đoạn thì các phần tiếp theo liên quan đến kiến thức đó các em sẽ không thể nắm chắc được.

Mỗi một bài toán là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, một bài toán khó hoặc nâng cao là sự kết nối của nhiều bài toán đơn giản.Các em cần phải nắm vững lý thuyết, các công thức, định lý, những bài toán cơ bản rồi bằng sự phân tích tổng hợp của các em sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán.Lúc đầu việc làm này còn rất chậm, nhưng nếu chúng ta chăm chỉ sẽ có thể giải quyết được nhiều bài toán nâng cao.

Ngoài ra khi chúng ta nghe giảng hiểu nhưng nhiều khi không thể tự làm lại được. Để kiến thức là sự hiểu biết của chính chúng ta thì hãy kiên nhẫn tự làm lại các bài tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, và nhiều khi đọc them một số các kiến thức ngoài để biết thêm ứng dụng môn Toán trong đời sống thực tế như thế nào?

Thêm một yếu tố để học tốt môn Toán nữa là có sự yêu thích môn học, và học đều từ đầu năm chứ không phải gần đến thi mới học.

Thầy chúc các em sẽ yêu thích và học giỏi môn Toán hơn

5.     Thưa thầy, chỉ còn hơn một học kỳ nữa là các Amsers khối 12 sẽ phải đương đầu trước hết với kỳ thi tốt nghiệp và sau là kỳ thi đại học. Vậy thầy có lời khuyên nào dành cho các anh chị không ạ?

Các thầy cô đã dành hết sự tâm huyết và truyền những tinh thần học tập và những kiến thức cho các em HS khối 12 rồi đó, còn bây giờ các em hãy tận dụng mọi thời gian, nỗ lực hết mình để tỏa sáng vượt vũ môn nhé.

Thầy Long cùng tập thể Lý 1 khóa 10-13

Em xin cảm ơn thầy đã dành thời gian cho buổi trò chuyện ngày hôm nay. Một lần nữa, em xin chúc thầy có một ngày lễ vui vẻ bên những học sinh thân yêu của mình.

Suy nghĩ của một vài Amsers về thầy Long:

1.     “Tuy môn toán khô khan nhưng với những bài giảng sáng tạo, logic cộng thêm ngoại hình cute và giọng nói đáng yêu gần gũi nên gần như giờ học nào học sinh chúng em cũng vừa hiểu đc bài lại vừa kết nối thêm tình thầy trò thân ái... các amsers biết ơn và yêu mến thầy rất nhiều.” 

    2.     “Thầy siêu cute, hiền, tâm lý, đam mê và tâm huyết với nghề. Thầy còn dễ dụ nữa J) Trông thầy bảnh bao như doanh nhân thế mà không ngờ lại là thầy giáo.”  

    PV: Linh Chi (P1 12-15)

     

    Tags: Ams