The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

Vượt 'bẫy'...thi trắc nghiệm

Post by: admin | 15/06/2012 | 2656 reads

Nếu không để ý kỹ đề thi thì bạn sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng "tìm bẫy, phá bẫy" khi làm bài là rất quan trọng đấy!

Thi trắc nghiệm là một phần không thể thiếu trong các kì thi. Nhiều bạn cho rằng hình thức thi này rất dễ vì không phải trình bày cẩn thận và tính toán nhiều, thậm chí không làm được có thể khoanh bừa, biết đâu trúng. Tuy nhiên, teen nên cẩn thận với hình thức thi này vì chỉ cần chọn sai thôi là bạn mất điểm rồi.

Nhiều bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Tìm cách phá bẫy nào!

Nhận diện nhanh câu dễ – câu khó

Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó. Do đó, trước khi đặt bút làm bài các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu hỏi để có thể phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý.

T5  Nhung thêm ảnh nhé Vượt bẫy trắc nghiệm trong kì thi

Nhận diện nhanh các câu hỏi giúp bạn rút ngắn thời gian làm bài

Đọc kĩ câu hỏi

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng.

Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải

Nếu như tỉ mẩn, cần cù trong cách làm có thể giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi tự luận thì đó lại là bất lợi trong bài thi trắc nghiệm. Với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như bạn quá cẩn thận viết hẳn ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ rất tốn thời gian. Bạn có thể tính nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo từng bước giải hay chữ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian.

T5  Nhung thêm ảnh nhé Vượt bẫy trắc nghiệm trong kì thi

Tốc kí, tính nhẩm, viết ra nháp để có kết quả nhanh và chính xác nhất

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp này. Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Chẳng hạn đề yêu cầu tìm câu trả lời đúng thì bạn có thể dựa vào các câu trả lời A, B, C, D để chọn. Bạn thấy A không đúng, B cũng không đúng, D thì không chắc, C thì có khả năng là đúng nên có lẽ câu trả lời là C. Yếu tố này đôi khi cần sự may mắn nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”

Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. Không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm “thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”.

T5  Nhung thêm ảnh nhé Vượt bẫy trắc nghiệm trong kì thi

Với đề thi trắc nghiệm, bạn đừng bao giờ bỏ trống một câu nào nhé!

Và quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo, đề thi, các bạn có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho mình thói quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế nào, trọng tâm nên học ở đâu hay đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi đề ra sao. Tuy nhiên, các bạn nên tránh tình trạng học lan man nhé!