CLB Cầm ca - mang truyền thống vào âm nhạc thời đại
Vinh dự "ghi danh" và trở thành Câu lạc bộ thứ 40 tại ngôi trường Hà Nội - Amsterdam, Cầm Ca có thể nói là đàn em "sinh sau đẻ muộn" đặc biệt trong lĩnh vực Nghệ thuật vốn đã là thế mạnh của trường. Mặc dù vậy, bằng toàn bộ nhiệt huyết, những mục tiêu và sự nỗ lực không ngừng mà Cầm Ca với sức ảnh hưởng, những thành tựu cũng chẳng hề thua kém so với các thế hệ đi trước.
>> Amsers gây ấn tượng sâu sắc tại Liên hoan nghệ thuật "Sáng mãi niềm tin theo Đảng"
>> Thành tích rực rỡ của Amsers tại Liên hoan các CLB tài năng thanh niên quận Cầu Giấy
Phần thi của Cầm Ca tại chung kết AGT season XII đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ ban giám khảo
Cầm Ca cái tên rất "Việt" chỉ đơn thuần được bóc tách thành hai tiếng mộc mạc "Cầm" - Đàn và "Ca" - Tiếng hát. Ngoài ra Cầm Ca cũng có thể hiểu là lưu giữ, "giam cầm" lại những âm thanh, giai điệu vì sợ sẽ phải nuối tiếc khi để chúng mất đi.
Mộc - logo Câu lạc bộ - với góc dưới bên phải là phiên âm chữ Nôm của từ "Cầm Ca"
Hiện tại, Cầm Ca đang là CLB Nghệ thuật đầu tiên và duy nhất tại THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như trên địa bàn các trường THPT thành phố Hà Nội về bảo vệ, gìn giữ, phát triển Văn hóa Dân tộc nói chung và Nhạc cụ Truyền thống nói riêng. Ngay từ khi Cầm Ca được sáng lập, rồi duy trì với gần 80 thành viên, sứ mệnh đặt ra luôn là góp phần đưa tinh thần, ý thức bảo vệ truyền thống dân tộc đến gần hơn với giới trẻ, tiếp nối những nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản âm nhạc Việt Nam.
"Nhân Cầm Ca" trong tà Áo dài, là khách mời trong không ít những dự án học sinh, sinh viên, sự kiện nhà trường, Đoàn, ...
Clip cover nhạc phim Mắt Biếc của Cầm Ca thu hút gần 4000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ.
Xuyên suốt một năm học, Cầm Ca luôn tất bật với những hoạt động biểu diễn lớn nhỏ, từ phố đi bộ đến hội trường 700, từ các buổi Workshop đến hành trình từ thiện, trong cả môi trường nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp … Tất cả đã để lại cho các thành viên không ít những kỉ niệm, cảm xúc, những trải nghiệm có thể nói là quý giá trong năm tháng cấp 3.
Diễn giả - NSND Mai Thủy trong buổi Workshop "Tái Ngộ" 2019 do Cầm Ca tổ chức.
Buổi biểu diễn tại một số dự án học sinh, sinh viên.
Những buổi biểu diễn trên Phố đi bộ
Sau những bước chân đầu tiên, Cầm Ca nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều các bạn trẻ, những người yêu thích, quan tâm tìm hiểu về những Nhạc cụ Truyền thống. Luôn học hỏi và trau dồi vốn hiểu biết, Cầm Ca chắc chắn sẽ cho ra những bài chuyên môn có giá trị, với cách truyền đạt dễ hiểu. Không những vậy, "làm mới" những tác phẩm đã đi vào năm tháng hay biến tấu các dòng nhạc hiện đại bằng Nhạc cụ Truyền thống, cùng với sự kết hợp ăn ý với các nhạc cụ Phương Tây chắc chắn Cầm Ca sẽ là làn gió mới mẻ, năng động, mang cái hồn dân tộc gần hơn với khán giả.
Những hình ảnh trong đợt tuyển thành viên
Một buổi sinh hoạt, tập luyện của "Nhân Cầm Ca" chuẩn bị cho buổi biểu diễn
"Đối với mình, ngay từ lúc ra đời Cầm Ca vỏn vẹn gói gọn thứ mình có là đam mê thôi thúc. Mình là người chơi đàn, yêu thích cây đàn Dân tộc vậy tại sao không lan tỏa tình yêu đó đến với những người xung quanh? Câu hỏi đó khiến mình trăn trở và muốn được cống hiến nhiều hơn, đặc biệt là từ đó mình dần dần xác định được mục tiêu hướng tới, tinh thần hoạt động của Cầm Ca.
Cầm Ca là cơ hội để dù bạn là ai cũng hãy thật tự tin đứng trên sân khấu thể hiện bản thân, là nơi trao đi tình cảm để giữ lại những kỉ niệm, trải nghiệm khó quên và quan trọng là nơi mà mọi người tìm đến những khi gặp khó khăn.
Sau khi Cầm Ca nhận được nhiều sự ủng hộ hơn, mình biết trách nhiệm với sứ mệnh đề ra càng cần phải cố gắng. Động lực để mình vượt qua với mọi vấp ngã chỉ đơn giản là nụ cười của các thành viên hay mỗi lúc biểu diễn, bên dưới, khán giả, họ lắng nghe, trầm trồ có, thoải mái có, ít nhất là họ đã mở lòng và thưởng thức lấy thứ âm nhạc mình gửi gắm." - Lê Hà Thu chia sẻ.
Người sáng lập - Chủ tịch Câu lạc bộ Cầm Ca gen 1 - Lê Hà Thu.
“Mình đến với nhạc cụ truyền thống vì mình có ấn tượng với sự độc đáo và thú vị của nó từ nhỏ. May mắn thay chính cây đàn đã đưa mình đến với Cầm Ca - nơi cho mình thấy được sự đẹp đẽ trong những nhạc cụ dân tộc và bản sắc của con người Việt ngày xưa, giúp mình hiểu hơn về nghệ thuật âm nhạc của Việt Nam. Các thành viên trong câu lạc bộ và đặc biệt là ban của mình rất năng nổ cũng như hòa đồng, vui vẻ và luôn hoàn thành rất tốt công việc với sự tận tâm và nhiệt huyết. Với vai trò là Trưởng ban Diễn Truyền thống mình mong muốn sẽ được đồng hành với các bạn trong ban Diễn để đóng góp nhiều tiết mục chất lượng nhất, góp phần lan tỏa thông điệp của Cầm Ca và mang lại niềm vui cho những mảnh đời khó khăn" - Lời bộc bạch của Nguyễn Sơn Tùng - Trưởng ban Diễn.
Ảnh kỷ yếu Cầm Ca chia tay khóa 17-20
"Ở đây mọi người rất thân thiện, và mình cũng thấy rõ được sự đam mê và yêu mến Cầm Ca bởi tất cả thành viên đều hoàn thành được tốt hơn cả những gì mình mong đợi. Mình thực sự coi Cầm Ca nhiều hơn là một câu lạc bộ. Nó là niềm đam mê, là chỗ mình cảm nhận được niềm vui, là nơi có những người bạn mình vô cùng trân trọng và mình có thể dành nhiều thời gian vì nó." – Tạ Thành Nam, Phó chủ tịch bày tỏ.
Mong Câu lạc bộ Cầm Ca thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa những bước chuyển mình, đạt được nhiều thành tựu và góp phần vào việc gìn giữ Văn hóa Dân tộc!
Một số nền tảng truyền thông - Liên hệ:
Kênh Cầm Ca: https://bit.ly/kenhCamCa
Facebook: https://m.facebook.com/traditionalmusicinstruments/
Instagram: @camca.hnams
https://instagram.com/camca.hnams/
Email: camca.hnams@gmail.com hoặc camca1920@gmail.com
Số điện thoại: 0986770903 (Chủ tịch)