The service having id "buzz" is missing, reactivate its module or save again the list of services.

‘Các phương án thi đang tiệm cận thế giới’

Post by: hn-ams | 25/02/2014 | 3362 reads

Chiều 24/2, trả lời về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết “các phương án đưa ra đang tiệm cận cách đánh giá của thế giới; giáo dục không có đáp số cuối cùng, chỉ có phương án hợp lí hơn”.

Với phương án thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn, kỳ thi năm 2014 sẽ được tổ chức như thế nào? Sau năm 2014, chuyện thi cử có tiếp tục biến động? Vấn đề đặt ra được Bộ GD-ĐT giải đáp tại buổi họp báo chiều 24/2.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
"4 môn thi tiệm cận với 4 bài thi"

Mỗi thí sinh chỉ thi 4 môn nhưng việc ra đề và thực hiện sẽ có 6 môn. Trong 2 ngày thi Bộ GD-ĐT giải quyết như thế nào với 8 môn như vậy?

- Về hình thức thi tốt nghiệp, các môn Toán, Ngữ Văn, Sử, Địa lí sẽ thi tự luận; các môn Hóa, Lí, Sinh thi trắc nghiệm.

Riêng môn Ngoại ngữ nhằm hướng tới kĩ năng toàn diện học sinh sẽ có bài thi viết, tự luận bên cạnh phần trắc nghiệm.,

Để tránh rủi ro, mỗi học sinh sẽ chỉ có một số báo danh duy nhất, mỗi ca thi sẽ chỉ thi 1 môn thi, mỗi phòng thi chỉ có một môn thi. 

Dự kiến mỗi buổi thi sẽ có hai môn như Văn, Hóa (sáng 2/6); buổi chiều 2/6 sẽ có hai môn Lí, Lịch sử, sáng 3/6: Toán, Ngoại, chiều 3/6: Sinh học, Địa lí. Với cách làm này mỗi ca kế tiếp sẽ có 75 phút để chuẩn bị các khâu về kĩ thuật.

Việc sắp xếp các môn như vậy trong một buổi cũng nhằm tránh cho trường hợp thí sinh phải thi 2 môn cùng một buổi. Các môn gần nhau này cũng có khoảng cách về tư duy, kiến thức như môn tự nhiên-xã hội.

Lộ trình thi này có điều chỉnh dạy theo hướng tổng hợp, đưa vào câu hỏi mở để học sinh có thể giải quyết vấn đề. Các câu hỏi sẽ từ đơn giản đến phức tạp, hẹp đến rộng. Đến thời điểm phù hợp từ 4 môn thi sẽ chuyển thành 4 bài thi.

“Bốn bài thi”trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có liên quan gì tới “bốn môn thi” của kỳ thi năm nay? 

- Về một kỳ thi quốc gia trong tương lai, Bộ GD&ĐT sẽ sớm xây dựng dự thảo đề án, trong đó có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này của bạn.

Vì thế giờ tôi chỉ có thể trả lời một cách ngắn gọn như thế này: Việc chúng ta định hướng tổ chức kỳ thi có bốn bài thi là tiệm cận với cách thức mà các nước tiên tiến trên thế giới hay dùng.

Việc tiệm cận đó phải bắt đầu từ những viên gạch đầu tiên. Việc thi bốn môn có ý nghĩa như thế, là những bước đi ban đầu

Thưa ông, "4 bài thi nghĩa là 4 lĩnh vực hay..."?

- Câu hỏi này đòi hỏi câu trả lời đi sâu vào nội dung cái đề án mà các bạn sẽ có dịp được Bộ mời đến thảo luận thêm.

Bộ nói là tiệm cận với xu hướng ra đề thi tích hợp, vậy năm nay trong đề thi môn sinh có thể hỏi một số câu liên quan tới lĩnh vực hóa học, hay trong đề thi môn địa có một số kiến thức lịch sử.v.v… không?

- Chỉ đạo của Bộ trong việc ra đề là theo nguyên lý không làm khó nhà trường và học sinh.

Việc chuyển đổi cách ra đề phải theo logic từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp. Việc này là trách nhiệm của ban đề. Nhưng chắc chắc là không gây khó cho học sinh, không làm sốc học sinh.

Tuy nhiên phương châm của ta mà ban đầu tôi đã nói là tiếp cận dần, từ dễ tới khó, từ nông tới sâu. Như đề văn những năm trước chẳng hạn có cả kiến thức giáo dục công dân, cả kiến thức lịch sử.

Quan niệm về "học lệch" nên khác

Ngoại ngữ từ môn khuyến khích sang thành tự chọn có khiến quá trình nâng chuẩn chất lượng dạy, học trong trường phổ thông sau chậm hơn mong muốn theo Đề án Ngoại ngữ 2020 mà Bộ mong muốn?

- Ngoại ngữ dù khuyến khích hay bây giờ tổ chức tự chọn ta đều đánh giá đúng vai trò của môn này. Bộ đưa thành tự chọn trên cơ sở góp ý ý kiến phụ huynh và xã hội. Lộ trình môn Ngoại ngữ sẽ thành bắt buộc, khi đó việc dạy học và thi cử cũng sẽ phải linh hoạt và toàn diện hơn.

Phần viết luận trong bài thi Ngoại ngữ sẽ  được tổ chức thực hiện như thế nào?

- Những bài thi như thế này không mới, trước ta đã sử dụng đề như vậy. Nay có thể từ tăng diện rộng hơn, sâu hơn hướng dùng câu hỏi mở.

Trong số các môn tự chọn, tương lai một số môn như Lịch sử khả năng không em nào chọn. Bộ có lo ngại vấn đề này?

- Chúng ta hơi lạm dụng chữ “học lệch”, một chữ rất thú vị. Chúng ta, những người ngồi ở đây, không biết có học toàn diện không? Chắc cũng học lệch thôi. Các bạn nhà báo chắc là nghiêng về xã hội hơn.

Năm nay ta sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình vào việc xét kết quả tốt nghiệp.

Để có kết quả tốt, các em đã phải có một quá trình và quá trình đó được đưa vào để xét công nhận tốt nghiệp, đây là một phương án căn bản giải quyết việc học lệch.

Thứ hai, chúng ta phải quan niệm về học lệch khác một chút. Xét từng học sinh thì đúng vì các em chỉ chọn hai môn. Nhưng xét trong tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp năm nay trong phạm vi đất nước VN thì trước đây ta chỉ thi sử với lý thì chỉ hai môn đó mới được quan tâm, nhưng giờ xét trong tất cả tổng số học sinh ta có sáu môn tự chọn đều được chọn. Như vậy xét về bình diện quốc gia ta sẽ học đều hơn. Trước đây ta có hai môn thôi, giờ có đầy đủ 6 môn. Như vậy xét về tổng thể là ta được.

Câu chuyện giáo dục không đáp số cuối cùng, chỉ có đáp số hợp lí hơn cả mà thôi.

Thay đổi cách xét loại tốt nghiệp.

Căn cứ nào để Bộ bỏ phương án miễn thi tốt nghiệp 20%?

- Chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20% là đúng, khuyến khích những học sinh thực sự có năng lực phấn đấu. Vì vậy khi đưa ra có ý kiến cho rằng nên miễn thi nhiều hơn, 50% thậm chí 70%. Tuy nhiên sau khi trao đổi các cơ sở giáo dục thấy do điều kiện khác nhau nên điều kiện dạy học giữa các vùng miền là rất khác nhau. Hơn nữa có thể gây phức tạp khó khăn cơ sở địa phương.

Trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, Bộ chủ trương trong năm nay không chủ trương miễn thi nữa.

Về công nhận và xếp loại tốt nghiệp sẽ thay việc chỉ sử dụng kết quả thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp bằng việc sử dụng kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xết loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50%+50%). 50% kết quả lấy từ kết quả học tập của học sinh có tính đến hạnh kiểm của thí sinh không?

- Việc công nhận và xếp loại dựa trên điểm số nhưng để xếp loại học sinh (cuối kỳ, cuối năm-PV) thì có tính cả hạnh kiểm của các em.

Xin cảm ơn ông!

Hướng tới xu thế quốc tế

Bộ có thể nói rõ hơn dự kiến thiết kế 4 bài thi gồm 4 lĩnh vực hay như thế nào?

GS Đỗ Ngọc Thống, Thành viên Bạn soạn thảo Đổi mới CT, SGK phổ thông sau 2015, Bộ GD-ĐT: Xin nói thêm, hiện ta tính theo môn: 4 môn thi nhưng xu thế quốc tế tính theo bài thi tổng hợp. Bài thi đó đòi hỏi nhiều chỉ số, không chỉ kiến thức mà còn nhiều kĩ năng khác. Ví dụ Toán kết hợp Tin học, tư duy, ứng dụng của Toán; Văn thi đọc hiểu. Hoa Kỳ tập trung đọc hiểu Toán. Kỳ thi SAT nổi tiếng kiểm tra 3 bài Toán, viết, đọc hiểu. Trong khi ta chưa có 2 bài thì làm 4 bài thi với kiến thức bao hết tất cả các lĩnh vực cơ bản mà học sinh phải đối mặt trong đời sống

(Theo Vietnamnet)